Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta

Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp là tổng thể các nhân tố làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động lập pháp, thể hiện nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau, bảo đảm cho hoạt động lập pháp thể hiện được bản chất và thực hiện đúng chức năng của nó.
Do thể hiện được nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội nhất định, cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp tạo nền tảng để hoạt động lập pháp đi đúng hướng, thể hiện được bản chất của nó. Bản chất của hoạt động lập pháp có hai nội dung lớn, thứ nhất là thể hiện và thực hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị; thứ hai là thể hiện các quy luật xã hội, các lợi ích xã hội. Ở Việt Nam, cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp phải là những nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với hoạt đông lập pháp trong quá trình thể hiện nhu cầu từ thực tiễn cuốc sống, nguyện vọng và ý chí của các tầng lớp nhân dân, các lợi ích khác nhau.
Các nhân tố cấu thành nên cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp: Nếu căn cứ vào nguồn gốc, bản chất, có thể phân chia thành các nhân tố thuộc cơ sở hạ tầng (như kinh tế, sinh thái, nhân khẩu học, địa lý học) và các nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng (như chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức, tâm lý…). Nếu căn cứ vào cách thức tác động, có thể phân chia thành các nhân tố cơ bản (những nhân tố bên ngoài, làm hình thành nên pháp luật) và các nhân tố bảo đảm (các nhân tố bên trong, nhân tố thủ tục của hoạt động lập pháp)
Mối quan hệ giữa hoạt động lập pháp và cơ sở xã hội của nó: Như đã biết, hoạt động lập pháp là một hoạt động có ý thức của con người, do vậy, trước hết, nó phản ánh và nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Mục đích của pháp luật là nhằm trở thành phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhưng nếu trong quá trình làm luật, các quy luật xã hội không được nhận thức đầy đủ, pháp luật sẽ không thể trở thành phương tiện điều chỉnh các quan hệ đó. Đồng thời, hoạt động lập pháp không chỉ có nhiệm vụ làm sáng tỏ các lợi ích, mà còn phải giải quyết kịp thời các mâu thuẫn có thể nảy sinh do xuất hiện nhu cầu khách quan mới. Việc nhận thức lợi ích đúng đắn phải dựa trên sự nhận thức các quy luật phát triển khách quan của xã hội, cộng với việc nhận thức các điều kiện xã hội cụ thể. Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp càng được tôn trọng, bảo đảm thì sự thể hiện yếu tố lợi ích trong hoạt động lập pháp càng mang tính khách quan, toàn diện và khoa học.

Title: Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta
Authors: Phan, Thanh Hà
Keywords: Hoạt động lập pháp
Lập pháp
Việt Nam
Issue Date: 2007
Publisher: H. : Khoa Luật
Citation: 112 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/14377
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Động từ chuyển động trong tiếng Nhật và tiếng Việt

Kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM PHIẾN CHI SCHIZOPHYLLUM COMMUNE FR.